Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

BĐS doanh nghiệp, Khu công nghiệp - Tiềm năng chưa được chú trọng

Lâu nay, khi nói đến bất động sản (BĐS), hầu hết đều chỉ nhắc tới các dự án đất nền, biệt thự liền kề, căn hộ chung cư, căn hộ văn phòng cho thuê… mà quên mất loại hình BĐS doanh nghiệp, xây dựng nhà xưởng, cho thuê xí nghiệp, kho bãi, các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ sản xuất...

Thực tế, đây là phân khúc được các chuyên gia đánh giá rất tiềm năng và có triển vọng nhất trong năm 2014. Tuy nhiên, phân khúc BĐS này vẫn chưa được đầu tư, khai thác đúng cách, triệt để.

Thiếu cầu nối

Theo các chuyên gia, Việt Nam luôn là một trong những điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, bởi môi trường chính trị ổn định, kinh tế đang phát triển, nguồn nhân công trẻ dồi dào cộng thêm vị trí thuận lợi về giao thông, cửa ngõ của các hoạt động giao thương quốc tế. Không những thế, Nhà nước đã và đang chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi, dễ dàng hơn đồng thời tăng sức hút với các nhà đầu tư.


Một góc Cụm công nghiệp Quất Động, Thường Tín. Ảnh: Hải Linh

Tuy nhiên, trên thực tế khi các nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu thông tin về nhà xưởng, kho bãi, họ khá vất vả bởi rất hiếm đơn vị, công ty tư vấn, môi giới hay các sàn giao dịch có thể làm nhiệm vụ này. Tại Việt Nam, có một số đơn vị tư vấn nước ngoài như Savills, CBRE, Cushman & Wakefield… vẫn duy trì nghiên cứu, tư vấn mảng BĐS này, song thực tế cung chưa đủ đáp ứng cầu. Thế nên, khách hàng thường tự tìm đến các khu công nghiệp truyền thống để trực tiếp làm việc với chủ đầu tư hoặc qua các quan hệ công việc, mối làm ăn giới thiệu. Các nhà đầu tư thường rất kỹ tính trong việc chọn lựa ví trí đặt cơ sở sản xuất, kho xưởng. Các khu công nghiệp đã có sẵn cơ sở hạ tầng tốt, nguồn cung cấp điện năng ổn định, hệ thống xử lý môi trường nước thải… thường được ưu tiên chọn lựa.
Lý giải về sự thiếu hụt này, đại diện một số sàn giao dịch, công ty môi giới BĐS cho rằng đây là phân khúc lớn và có những đặc thù riêng. Dù rất hấp dẫn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Cụ thể, các doanh nghiệp nước ngoài khi sang Việt Nam đầu tư, họ thường tìm kiếm sự tư vấn từ những công ty môi giới nước ngoài. Họ làm việc nguyên tắc, chỉ tiếp cận khách qua đơn vị tư vấn và sẵn sàng trả phí khi thương vụ môi giới thành công. Chính vì lý do đó, phân khúc BĐS doanh nghiệp bị "lãng quên", thậm chí là các sàn giao dịch né tránh.

Chìa khóa thành công là “sức bền” và chiến lược lâu dài

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường BĐS doanh nghiệp, khu công nghiệp sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, bởi Việt Nam hiện vẫn đang là địa điểm rất thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu các doanh nghiệp có ý định đầu tư thì nên coi đây là thị trường để đầu tư mang tính chiến lược, lâu dài. Cần tìm hiểu kỹ càng về nhu cầu thị trường và điều kiện thuận lợi tại địa điểm dự định đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp tham gia phải có "sức bền" về mặt tài chính để ứng phó với những giai đoạn khủng hoảng, bởi loại hình này không chỉ khó trong thu hút đầu tư mới mà các khách hàng đã ký hợp đồng thuê có thể trì hoãn dự án hoặc chậm thanh toán tiền thuê. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo, ngoài yếu tố mặt bằng nhà đầu tư cũng cần bảo đảm cung cấp các nhu cầu hỗ trợ khác như cầu cảng, kho bãi, cơ sở hạ tầng giao thông đường sá… những yếu tố sẽ tác động rất lớn đến sự thu hút của các nhà đầu tư.

Theo ông Huỳnh Anh Dũng - Giảng viên cao cấp Hội đồng chuyên gia BĐS Hoa Kỳ, trong bối cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn như hiện nay cần những công ty môi giới BĐS doanh nghiệp, khu công nghiệp đúng nghĩa, với cách làm việc bài bản, chuyên nghiệp. Đây là yếu tố cần thiết để làm đa dạng hóa hoạt động của ngành công nghiệp BĐS tại Việt Nam phát triển. Và quan trọng hơn là giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội mua bán, sang nhượng cũng như thuê được cơ sở kho xưởng tốt. Làm cầu nối đáng tin cậy cho các nhà đầu tư có nhu cầu.

Cả nước hiện có 289 KCN, trong đó có 184 khu đã đi vào hoạt động, các khu còn lại đang xây dựng kết cấu hạ tầng. Các KCN không chỉ có đóng góp lớn về xuất khẩu, sản lượng công nghiệp, mà còn tạo công ăn việc làm và đóng góp cho ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ lấp đầy các KCN chỉ vào khoảng 60%. Những vùng có hạ tầng tốt như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng thì thu hút đầu tư rất tốt, nhưng những vùng như Tây Nguyên, Tây Bắc việc thu hút các dự án vào các KCN gặp không ít khó khăn.

Ông Trần Duy Đông Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ KH&ĐT

Xem thêm: Những đại kỵ trong phong thủy với năm mới
Bài đăng khác:
Ngừng phương án quy định thời hạn sở hữu chung cư là 70 năm
Sai phạm về đất đai ở Phú Yên đến 85 %
Dự án Hà Nội Times Tower: Chết vì ôm “cọc nhọn”

Ngừng phương án quy định thời hạn sở hữu chung cư là 70 năm

Ngày 10-2, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà ở và thị trường bất động sản Nguyễn Mạnh Hà cho biết:

Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo đã bỏ phương án quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư là 70 năm đưa ra trong dự thảo lần đầu. “Hiện dự thảo chỉ quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư. Có nghĩa là nhà ở được thiết kế bao nhiêu năm thì thời gian sử dụng là trong khoảng đó” - ông Hà cho hay.

Theo dự thảo lần này, nhà chung cư có thời hạn sử dụng theo phân cấp công trình xây dựng. Khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng theo quy định thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm định lại chất lượng. Trường hợp nhà ở chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết quả kiểm định chất lượng nhà chung cư.



Chung cư Cô Giang, quận 1, TP.HCM là một trong những chung cư lâu đời đã xuống cấp, không còn đảm bảo chất lượng. Ảnh: HTD

Trường hợp khi hết hạn sử dụng mà nhà chung cư không còn bảo đảm chất lượng và không an toàn cho người sử dụng theo kết quả kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm phá dỡ để xây dựng lại theo đúng quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu chủ sở hữu không phá dỡ thì Nhà nước thực hiện cưỡng chế phá dỡ.

Nhìn nhận về việc này, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc Bộ Xây dựng bỏ phương án quy định sở hữu nhà chung cư 70 năm là hợp lý. Vì tâm lý của người dân ta là muốn sở hữu nhà vĩnh viễn. Nếu quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn như trên thì sẽ gây tâm lý bất ổn cho người dân. “Trong khi đó, nhà ở lại có tuổi thọ của nó. Quy định về sử dụng nhà chung cư có thời hạn như vậy là phù hợp, thuận lợi cho việc phá bỏ nhà chung cư khi nó không còn đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dân” - ông Hùng phân tích.

Trước đó, góp ý cho quy định này trong dự thảo, nhiều ý kiến của người dân, doanh nghiệp và chuyên gia đã bày tỏ sự không đồng tình vì cho rằng quy định này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý khách hàng, khi lấy đi quyền sở hữu của người dân một cách không công bằng như thế. Dự kiến Luật Nhà ở sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua trong năm 2014.

Xem thêm: Trang trí cho ban công
Dự án Hà Nội Times Tower: Chết vì ôm “cọc nhọn”
Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phục
Các dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Sai phạm về đất đai ở Phú Yên đến 85 %

Trong năm 2013, tại tỉnh Phú Yên có gần 85% cuộc thanh tra về đất đai phát hiện sai phạm. Đây là một tỷ lệ cao so với các tỉnh, thành trong cả nước.


Qua thanh tra, tỉnh Phú Yên phát hiện một số địa phương chưa thực hiện đúng thời gian lập quy hoạch sử dụng đất, chậm công bố niêm yết công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; một số dự án chưa hoàn chỉnh các thủ tục liên quan để được cho thuê đất và tiến hành triển khai thực hiện dự án, chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chưa ký lại hợp đồng thuê đất khi đã quá thời hạn 5 năm; việc theo dõi, thống kê về đất đai ở địa phương chưa được chặt chẽ, tài liệu lưu trữ hồ sơ chưa đầy đủ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai về diện tích, sai thửa đất trích lục, giao đất không đúng đối tượng...

Tổng số tiền sai phạm là 60,5 tỷ đồng và hơn 40.000 m2 đất các loại được giao, cấp và sử dụng không đúng mục đích, quy định. Tuy nhiên, số tiền sai phạm được thu hồi chỉ là hơn 2,1 tỷ đồng. Xem thêm: Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào
Bài đăng khác: 
Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phụcCác dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục

Dự án Hà Nội Times Tower: Chết vì ôm “cọc nhọn”

Dự án Hà Nội Times Tower tưởng sẽ được cứu bởi ông chủ mới là Tập đoàn Đại Dương. Thế nhưng, tương lai của dự án này một lần nữa lại bị “treo” khi ông chủ mới đang tiến hành thoái vốn khỏi CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR) - đơn vị chủ đầu tư Dự án Hà Nội Times Tower.
Chết đuối vớ được cọc

Ngày 5/11/2012, Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã tiến hành thương vụ gây tranh cãi khi quyết định mua lại 10 triệu cổ phiếu PVR, chiếm 19,27% vốn điều lệ, bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) của CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí từ công ty mẹ là CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Tại thời điểm đó, thị giá của cổ phiếu PVR chỉ dao động từ 3.200 - 3.500 đồng/CP.

Được một cổ đông lớn là OGC góp vốn trong lúc đang sa lầy với Dự án chung cư cao cấp Hà Nội Times Tower (quận Hà Đông, Hà Nội) và bị cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục do thua lỗ kéo dài, PVR như chết đuối vớ được cọc.



Bị Tập đoàn Đại Dương bỏ rơi, Dự án Hà Nội Times Tower lại đối diện với tương lai mờ mịt
Ngay sau khi nắm giữ tỷ lệ gần 20% tại PVR, ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch OGC cho biết, Tập đoàn sẽ tham gia điều hành sâu hơn vào doanh nghiệp, để cải thiện hiệu quả hoạt động của PVR.

Đối với khách mua nhà tại Dự án Hà Nội Times Tower, khi PVR được một ông chủ lớn góp vốn và tham gia quản trị Công ty, căng thẳng giữa khách hàng và PVR tạm lắng xuống.

Dự án Hà Nội Times Tower cũng được tái khởi động sau một thời gian dài “đắp chiếu”. Chủ đầu tư đã chấp nhận giảm giá bán từ 22,5 triệu đồng/m2 xuống còn 18,5 triệu đồng/m2, đồng thời cam kết chỉ thu thêm tiền khi dự án xây dựng đến tầng 10, thay vì đến cốt 0.0 như thỏa thuận trước đó.

Và chết vì… “cọc nhọn”

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản trước đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc PVR cho biết, toàn bộ phần đế để làm trung tâm thương mại tại Dự án Hà Nội Times Tower đã được một đối tác của OGC “mua” với số tiền lên đến 170 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được đầu tư vào Dự án. Vì thế, Hà Nội Times Tower sẽ vẫn hoàn thành và bàn giao nhà vào năm 2014.

Thế nhưng, Dự án chỉ triển khai được phần hầm công trình và 4 tầng đế đã bị ngừng thi công từ nhiều tuần nay. Trên công trường hiện nay không thấy bóng dáng công nhân làm việc. Trong khi đó, các cổ đông lớn của PVR là CTCP Quản lý quỹ Thái Bình Dương và OGC lại đang ồ ạt rao bán cổ phần tại PVR.

Cụ thể, CTCP Quản lý quỹ Thái Bình Dương, tổ chức có liên quan đến thành viên Ban kiểm soát PVR, đã công bố bán 12.494.200 cổ phiếu (tỷ lệ 24,07%) từ ngày 16/1/2014 đến ngày 14/2/2014 theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Còn Tập đoàn Đại Dương (OGC), tổ chức có liên quan đến Ủy viên HĐQT PVR Lê Quang Thụ, cũng đang rao bán toàn bộ 10 triệu cổ phần PVR (tỷ lệ 19,27%) theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 17/1/2014 đến ngày 14/2/2014. Với quyết định bán toàn bộ cổ phần tại PVR của OGC, số phận Dự án Hà Nội Times Tower sẽ còn mù mịt hơn.

Được biết, cổ phiếu của CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí vẫn giao dịch, song trong trạng thái bị kiểm soát.

Báo cáo tài chính quý III/2013 của PVR cho thấy, trong quý này, PVR hoàn toàn không có doanh thu, khiến lợi nhuận sau thuế của Công ty bị âm 2 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PVR chỉ đạt vỏn vẹn 123,13 triệu đồng, so với 22,76 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2012, khiến PVR lỗ thêm 8,8 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế lên 22,4 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy, chi phí xây dựng dở dang đối với Dự án Hà Nội Times Tower lên đến trên 608 tỷ đồng. Tuy nhiên, để thu được tiền, PVR cần tiếp tục triển khai Dự án và bàn giao nhà đúng tiến độ.

Trong khi doanh thu giảm sút, kết quả kinh doanh lỗ, lãi vay phải trả quá lớn, lại đang đối diện với làn sóng cổ đông lớn thoái vốn, những dự án của PVR, trong đó có Hà Nội Times Tower càng trở nên khó khăn và đối diện với một tương lai bất định.

Xem thêm: Nhà ở xã hội - Cả nước đang triển khai 124 dự án
Bài đăng khác:
Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phục
Các dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục
Việt Kiều có được đứng tên trong sổ đỏ ?

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phục

Đánh giá về thị trường bất động sản 2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục và triển vọng phục hồi của thị trường khá tích cực.

Những nỗ lực của cơ quan quản lý

Trao đổi với phóng viên Đầu tư Bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, với mục tiêu hướng tới phải đảm bảo có chỗ ở an toàn, thuận lợi, phù hợp với điều kiện sống và khả năng chi trả của mọi người dân trong xã hội, trong năm 2013, Bộ Xây dựng đã tập trung nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội, Chính phủ hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án quan trọng về lĩnh vực nhà ở.

Sau khi đề xuất và được Chính phủ thống nhất đưa vào Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 02; phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội điều chỉnh các chính sách về thuế, tài khóa, miễn giảm tiền sử dụng đất, nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là sự ra đời của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội với rất nhiều cơ chế ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhanh nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu các dự án phát triển nhà ở; tích cực vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, hoặc phát triển mới các dự án nhà ở xã hội.

Với sự quyết liệt của Bộ và các địa phương, nhiều dự án đã bị tạm dừng hoặc thu hồi, giảm áp lực nguồn cung. Nhiều dự án đã được chuyển đổi, điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Theo ông Dũng, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội, kết hợp với kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu.

Thị trường bắt đầu “trở mình”

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đánh giá, những giải pháp, chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản đưa ra trong năm qua đã dần phát huy tác dụng. Tình hình thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng đã có phản ứng tích cực, cơ cấu nguồn cung nhà ở đã bắt đầu có sự điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

Cả nước hiện có 57 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 34.837 căn, tổng mức đầu tư khoảng 20.567 tỷ đồng. Ngoài ra, có 62 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với số lượng căn hộ ban đầu là 31.999 căn hộ, điều chỉnh thành 40.500 căn hộ (tăng 8.501 căn).

“Quan điểm nhất quán của Bộ Xây dựng trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là phải gắn với việc thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thị trường bất động sản phải phục vụ nhu cầu của đại bộ phận người dân, nhất là các đối tượng có thu nhập thấp. Nếu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, mà không gắn với cải thiện nhà ở cho người nghèo, bỏ mặc người dân thì chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, để gỡ khó cho thị trường bất động sản, phải khắc phục được tình trạng lệch pha cung - cầu”, Bộ trưởng Dũng khẳng định và cho biết, việc phát triển mạnh nhà ở xã hội với những ưu đãi của Nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng, tạo công ăn việc làm và giải quyết tồn kho bất động sản.

Về giá bất động sản, ông Dũng cho biết, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008 - 2010, hầu hết các dự án đã giảm từ 10 - 30%, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006, do đó có lợi cho người mua.

“Giá bất động sản thời gian qua giảm mạnh do giá thời kỳ bất động sản nóng là giá ảo, nên buộc phải giảm để trả lại giá trị thực của nhà đất”, ông Dũng đánh giá.

Cũng theo ông Dũng, với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng phù hợp hơn, giá giảm xuống mức hợp lý, giúp thanh khoản trên thị trường cuối năm 2013 đã tăng mạnh. Lượng giao dịch thành công trong quý III và quý IV gấp hơn 2 lần so với 2 quý đầu năm, nhất là đối với phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện, giá dưới 15 triệu đồng/m2.

Cùng với thanh khoản tăng, tồn kho bất động sản cũng có xu hướng giảm dần. Tính trên phạm vi toàn quốc, đến ngày 15/12/2013, tổng giá trị tồn kho khoảng 94.458 tỷ đồng, giảm 26,5% so với quý I/2013, tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ vừa và nhỏ. Các căn hộ có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn được tiêu thụ mạnh, hầu như không còn tồn kho.

“Niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục, phân khúc nhà ở xã hội và những căn hộ có diện tích nhỏ được người dân quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước”, ông Dũng đánh giá.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành xây dựng cũng cho rằng, thách thức ở phía trước dường như vẫn rất lớn. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cần sự quyết tâm và nỗ lực không chỉ của ngành xây dựng, mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các ngành, các cấp, các địa phương; các chính sách điều tiết thị trường cũng cần phải có thời gian để có thể đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
Bài đăng khác: Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào
Xem thêm:
Các dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục
Việt Kiều có được đứng tên trong sổ đỏ ?