Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Sai phạm về đất đai ở Phú Yên đến 85 %

Trong năm 2013, tại tỉnh Phú Yên có gần 85% cuộc thanh tra về đất đai phát hiện sai phạm. Đây là một tỷ lệ cao so với các tỉnh, thành trong cả nước.


Qua thanh tra, tỉnh Phú Yên phát hiện một số địa phương chưa thực hiện đúng thời gian lập quy hoạch sử dụng đất, chậm công bố niêm yết công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; một số dự án chưa hoàn chỉnh các thủ tục liên quan để được cho thuê đất và tiến hành triển khai thực hiện dự án, chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chưa ký lại hợp đồng thuê đất khi đã quá thời hạn 5 năm; việc theo dõi, thống kê về đất đai ở địa phương chưa được chặt chẽ, tài liệu lưu trữ hồ sơ chưa đầy đủ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai về diện tích, sai thửa đất trích lục, giao đất không đúng đối tượng...

Tổng số tiền sai phạm là 60,5 tỷ đồng và hơn 40.000 m2 đất các loại được giao, cấp và sử dụng không đúng mục đích, quy định. Tuy nhiên, số tiền sai phạm được thu hồi chỉ là hơn 2,1 tỷ đồng. Xem thêm: Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào
Bài đăng khác: 
Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phụcCác dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục

Dự án Hà Nội Times Tower: Chết vì ôm “cọc nhọn”

Dự án Hà Nội Times Tower tưởng sẽ được cứu bởi ông chủ mới là Tập đoàn Đại Dương. Thế nhưng, tương lai của dự án này một lần nữa lại bị “treo” khi ông chủ mới đang tiến hành thoái vốn khỏi CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVR) - đơn vị chủ đầu tư Dự án Hà Nội Times Tower.
Chết đuối vớ được cọc

Ngày 5/11/2012, Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã tiến hành thương vụ gây tranh cãi khi quyết định mua lại 10 triệu cổ phiếu PVR, chiếm 19,27% vốn điều lệ, bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu) của CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí từ công ty mẹ là CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Tại thời điểm đó, thị giá của cổ phiếu PVR chỉ dao động từ 3.200 - 3.500 đồng/CP.

Được một cổ đông lớn là OGC góp vốn trong lúc đang sa lầy với Dự án chung cư cao cấp Hà Nội Times Tower (quận Hà Đông, Hà Nội) và bị cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục do thua lỗ kéo dài, PVR như chết đuối vớ được cọc.



Bị Tập đoàn Đại Dương bỏ rơi, Dự án Hà Nội Times Tower lại đối diện với tương lai mờ mịt
Ngay sau khi nắm giữ tỷ lệ gần 20% tại PVR, ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch OGC cho biết, Tập đoàn sẽ tham gia điều hành sâu hơn vào doanh nghiệp, để cải thiện hiệu quả hoạt động của PVR.

Đối với khách mua nhà tại Dự án Hà Nội Times Tower, khi PVR được một ông chủ lớn góp vốn và tham gia quản trị Công ty, căng thẳng giữa khách hàng và PVR tạm lắng xuống.

Dự án Hà Nội Times Tower cũng được tái khởi động sau một thời gian dài “đắp chiếu”. Chủ đầu tư đã chấp nhận giảm giá bán từ 22,5 triệu đồng/m2 xuống còn 18,5 triệu đồng/m2, đồng thời cam kết chỉ thu thêm tiền khi dự án xây dựng đến tầng 10, thay vì đến cốt 0.0 như thỏa thuận trước đó.

Và chết vì… “cọc nhọn”

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản trước đó, ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc PVR cho biết, toàn bộ phần đế để làm trung tâm thương mại tại Dự án Hà Nội Times Tower đã được một đối tác của OGC “mua” với số tiền lên đến 170 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được đầu tư vào Dự án. Vì thế, Hà Nội Times Tower sẽ vẫn hoàn thành và bàn giao nhà vào năm 2014.

Thế nhưng, Dự án chỉ triển khai được phần hầm công trình và 4 tầng đế đã bị ngừng thi công từ nhiều tuần nay. Trên công trường hiện nay không thấy bóng dáng công nhân làm việc. Trong khi đó, các cổ đông lớn của PVR là CTCP Quản lý quỹ Thái Bình Dương và OGC lại đang ồ ạt rao bán cổ phần tại PVR.

Cụ thể, CTCP Quản lý quỹ Thái Bình Dương, tổ chức có liên quan đến thành viên Ban kiểm soát PVR, đã công bố bán 12.494.200 cổ phiếu (tỷ lệ 24,07%) từ ngày 16/1/2014 đến ngày 14/2/2014 theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Còn Tập đoàn Đại Dương (OGC), tổ chức có liên quan đến Ủy viên HĐQT PVR Lê Quang Thụ, cũng đang rao bán toàn bộ 10 triệu cổ phần PVR (tỷ lệ 19,27%) theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh từ ngày 17/1/2014 đến ngày 14/2/2014. Với quyết định bán toàn bộ cổ phần tại PVR của OGC, số phận Dự án Hà Nội Times Tower sẽ còn mù mịt hơn.

Được biết, cổ phiếu của CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí vẫn giao dịch, song trong trạng thái bị kiểm soát.

Báo cáo tài chính quý III/2013 của PVR cho thấy, trong quý này, PVR hoàn toàn không có doanh thu, khiến lợi nhuận sau thuế của Công ty bị âm 2 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PVR chỉ đạt vỏn vẹn 123,13 triệu đồng, so với 22,76 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2012, khiến PVR lỗ thêm 8,8 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế lên 22,4 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy, chi phí xây dựng dở dang đối với Dự án Hà Nội Times Tower lên đến trên 608 tỷ đồng. Tuy nhiên, để thu được tiền, PVR cần tiếp tục triển khai Dự án và bàn giao nhà đúng tiến độ.

Trong khi doanh thu giảm sút, kết quả kinh doanh lỗ, lãi vay phải trả quá lớn, lại đang đối diện với làn sóng cổ đông lớn thoái vốn, những dự án của PVR, trong đó có Hà Nội Times Tower càng trở nên khó khăn và đối diện với một tương lai bất định.

Xem thêm: Nhà ở xã hội - Cả nước đang triển khai 124 dự án
Bài đăng khác:
Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phục
Các dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục
Việt Kiều có được đứng tên trong sổ đỏ ?

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Niềm tin vào thị trường địa ốc đang dần được hồi phục

Đánh giá về thị trường bất động sản 2014, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục và triển vọng phục hồi của thị trường khá tích cực.

Những nỗ lực của cơ quan quản lý

Trao đổi với phóng viên Đầu tư Bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, với mục tiêu hướng tới phải đảm bảo có chỗ ở an toàn, thuận lợi, phù hợp với điều kiện sống và khả năng chi trả của mọi người dân trong xã hội, trong năm 2013, Bộ Xây dựng đã tập trung nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội, Chính phủ hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án quan trọng về lĩnh vực nhà ở.

Sau khi đề xuất và được Chính phủ thống nhất đưa vào Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 02; phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội điều chỉnh các chính sách về thuế, tài khóa, miễn giảm tiền sử dụng đất, nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là sự ra đời của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội với rất nhiều cơ chế ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhanh nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng phối hợp với các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu các dự án phát triển nhà ở; tích cực vận động và hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, hoặc phát triển mới các dự án nhà ở xã hội.

Với sự quyết liệt của Bộ và các địa phương, nhiều dự án đã bị tạm dừng hoặc thu hồi, giảm áp lực nguồn cung. Nhiều dự án đã được chuyển đổi, điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Theo ông Dũng, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội, kết hợp với kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã đạt được những kết quả khả quan bước đầu.

Thị trường bắt đầu “trở mình”

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đánh giá, những giải pháp, chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản đưa ra trong năm qua đã dần phát huy tác dụng. Tình hình thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng đã có phản ứng tích cực, cơ cấu nguồn cung nhà ở đã bắt đầu có sự điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

Cả nước hiện có 57 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, với quy mô xây dựng khoảng 34.837 căn, tổng mức đầu tư khoảng 20.567 tỷ đồng. Ngoài ra, có 62 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với số lượng căn hộ ban đầu là 31.999 căn hộ, điều chỉnh thành 40.500 căn hộ (tăng 8.501 căn).

“Quan điểm nhất quán của Bộ Xây dựng trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là phải gắn với việc thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thị trường bất động sản phải phục vụ nhu cầu của đại bộ phận người dân, nhất là các đối tượng có thu nhập thấp. Nếu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, mà không gắn với cải thiện nhà ở cho người nghèo, bỏ mặc người dân thì chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, để gỡ khó cho thị trường bất động sản, phải khắc phục được tình trạng lệch pha cung - cầu”, Bộ trưởng Dũng khẳng định và cho biết, việc phát triển mạnh nhà ở xã hội với những ưu đãi của Nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng, tạo công ăn việc làm và giải quyết tồn kho bất động sản.

Về giá bất động sản, ông Dũng cho biết, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008 - 2010, hầu hết các dự án đã giảm từ 10 - 30%, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006, do đó có lợi cho người mua.

“Giá bất động sản thời gian qua giảm mạnh do giá thời kỳ bất động sản nóng là giá ảo, nên buộc phải giảm để trả lại giá trị thực của nhà đất”, ông Dũng đánh giá.

Cũng theo ông Dũng, với việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo hướng phù hợp hơn, giá giảm xuống mức hợp lý, giúp thanh khoản trên thị trường cuối năm 2013 đã tăng mạnh. Lượng giao dịch thành công trong quý III và quý IV gấp hơn 2 lần so với 2 quý đầu năm, nhất là đối với phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện, giá dưới 15 triệu đồng/m2.

Cùng với thanh khoản tăng, tồn kho bất động sản cũng có xu hướng giảm dần. Tính trên phạm vi toàn quốc, đến ngày 15/12/2013, tổng giá trị tồn kho khoảng 94.458 tỷ đồng, giảm 26,5% so với quý I/2013, tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ vừa và nhỏ. Các căn hộ có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại các đô thị lớn được tiêu thụ mạnh, hầu như không còn tồn kho.

“Niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục, phân khúc nhà ở xã hội và những căn hộ có diện tích nhỏ được người dân quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước”, ông Dũng đánh giá.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành xây dựng cũng cho rằng, thách thức ở phía trước dường như vẫn rất lớn. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, cần sự quyết tâm và nỗ lực không chỉ của ngành xây dựng, mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của các ngành, các cấp, các địa phương; các chính sách điều tiết thị trường cũng cần phải có thời gian để có thể đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
Bài đăng khác: Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào
Xem thêm:
Các dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục
Việt Kiều có được đứng tên trong sổ đỏ ?

Các dự báo về bất động sản 2013 đã đúng bao nhiêu?

CafeLand – Lại một năm nữa đi qua, thị trường bất động sản đã phải vất vả chống chọi với cuộc khủng hoảng dai dẳng và có xu hướng ngày càng bi đát hơn. Trước đó, nhiều nhà quản lý, chuyên gia và doanh nhân có uy tín trong lĩnh vực đã có khá nhiều nhận định trái chiều về tương lai của thị trường. Các dự báo ấy đã chính xác đến mức nào, hãy cùng CafeLand nhìn lại và có đánh giá của riêng mình về những lời tiên đoán của các chuyên gia.


Ảnh minh họa: KL

Lạc quan thưa thớt
Đánh giá lạc quan nhất về thị trường có thể nhắc đến nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Dình Dũng. Những ngày đầu năm 2013, ông Trịnh Đình Dũng đã từng khẳng định “Chắc chắn thị trường sẽ cải thiện”. Theo đó, ông tin rằng, “Với những giải pháp được đánh giá là trúng và khả thi, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý từ cấp Trung ương đến địa phương, sự cố gắng, nỗ lực tự điều chỉnh của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, cùng với sự hồi phục của kinh tế thế giới, sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước, lạm phát được kiềm chế, lãi suất tín dụng giảm đến mức hợp lý và đặc biệt là niềm tin của người dân đối với thị trường, chắc chắn thị trường bất động sản năm 2013 sẽ có bước cải thiện, tạo đà cho sự phát triển ổn định vào các năm sau”.

Tiếp đó, ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng có nhận định khá lạc quan về thị trường nhà đất 2013. Ông tin rằng những tín hiệu tốt về thị trường bất động sản như nguồn vốn từ gói 30.000 tỷ, ngân hàng hạ lãi suất cho vay, nguồn vốn từ các quỹ kích cầu… sẽ tạo điều kiện để thị trường vực dậy.

Bi quan dày đặc


Trên đây là 2 trong nhiều ý kiến của nhà quản lý vẫn giữ niềm tin về sự đi lên của thị trường. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều ý kiến đối lập của các chuyên gia, trong đó tiêu biểu là những doanh nhân bất động sản, những người trực tiếp nằm trong vòng xoáy chìm nổi của thị trường.

Theo dự đoán của ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Địa ốc Đất Xanh, thị trường bất động sản 2013 sẽ chưa thể tốt lên và các hoạt động mua bán, sáp nhập cũng trở nên sôi động hơn. Ông cho rằng, “Năm 2013 sẽ là một năm lịch sử về các hoạt động M&A ở hai phương diện: một là các doanh nghiệp Việt Nam chuyển nhượng các dự án cho doanh nghiệp ở Việt Nam, hai là các doanh nghiệp nước ngoài đổ vào Việt Nam để mua lại dự án với mức giá hấp dẫn”.

Nhận định của vị giám đốc này xem ra khá chính xác, bởi lẽ trong năm qua đã ghi nhận làn sóng M&A ào ạt của hàng loạt dự án. Cụ thể như thương vụ CT Group mua lại dự án sân golf tại (H.Nhà Bè) từ công ty GS Engineering & Construction (Hàn Quốc); Futaland và Công ty Cổ phần Đức Khải chuyển nhượng dự án New Pearl Residences trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.1) cho công ty Vạn Thịnh Phát; Indochina Capital mua lại dự án xây dựng 114 biệt thự tại (Q.9) hay vụ Công ty địa ốc Hòa Bình bán lỗ 30 tỷ đồng dự án tòa nhà trung tâm thương mại và văn phòng Hòa Bình Tower (Q7. TPHCM). Nổi bật nhất và không thể không nhắc đến là thương vụ M&A triệu đô của Vingroup bán Vincom Centre A cho Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD).

Ngoài những ý kiến trên, thời gian qua dư luận đã liên tiếp bị khuấy động bởi những phát ngôn của ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành. Ông được xem là một doanh nhân “mạnh miệng”, dám nói thẳng, nói thật nhất về thực trạng bi đát của bất động sản Việt Nam trong mấy năm qua.

Ngay từ những ngày đầu 2013, ông đã tiên đoán, “Dù tôi không phải người bi quan thì cũng dự báo rằng, thị trường năm nay sẽ còn khó khăn lắm. Ngay từ cuối năm 2011, tôi đã nói thị trường trong năm con Rồng sẽ biến thành con Rắn và thực tế thị trường ngày càng đi xuống”. Ông nhận định “Hiện thị trường bất động sản giống như một người bệnh rất nặng. Về cơ bản thì bác sỹ chẩn đoán khá đúng bệnh rồi, vấn đề quan trọng lúc này là liều thuốc phải đủ mạnh và đúng lúc mới khỏi được bệnh nhanh. Còn nếu thiếu một hoặc cả hai yếu tố đó thì thuốc đưa ra cũng không thể cứu được, có thuốc cũng như không”.

Thực tế không mấy khả quan

Minh chứng cho những lời tiên tri “nghịch nhỉ” trên, bất động sản 2013 đã ghi dấu nhiều kỷ lục đổ vỡ mà thiết nghĩ ít ai muốn nhớ đến mặt trái đáng buồn đó. Tranh chấp, kiện cáo bùng nổ tràn lan khắp các dự án Bắc Nam. Giá nhà được cho là liên tục giảm, có nơi giảm đến 50% và quay về mức giá của…7 năm trước!? Nhận định là vậy nhưng để khẳng định đáy bất động sản đã chạm hay chưa vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ lời đáp vào thời điểm nhạy cảm này.

Tổng tồn kho bất động sản hiện vẫn là một con số khổng lồ, khả năng tiêu thụ của thị trường vẫn còn khá dè dặt do người mua vẫn tiếp tục chờ giá giảm. Nguồn cung sẽ gia nhập thị trường vào 2014 sẽ tiếp tục tăng thêm gánh nặng phục hồi cho nhà đất.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng tính đến cuối tháng 12/2013, tổng giá trị tồn kho bất động sản là gần 95.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,5 tỷ USD, giảm 26,5% so với quý I/2013. Cụ thể, chung cư tồn khoảng hơn 20.000 căn với 29.230 tỷ đồng. Con số này lên tới gần 35.000 tỷ đồng ở phân khúc đất nền. Tồn kho nhà thấp tầng khoảng 24.000 tỷ đồng với hơn 13.500 căn... Tổng giá trị tồn kho chung cư và đất nền tại TP.HCM xếp hạng cao nhất, tới 17.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tồn kho chung cư và nhà thấp tầng tại Hà Nội cũng không kém cạnh, cán mức khoảng 12.900 tỷ đồng!

Mới đây, tại hội nghị trực tuyến của ngành xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã khẳng định, “Thị trường bất động sản vào những tháng cuối năm 2013 đã ấm dần lên, thể hiện qua lượng giao dịch tăng, nhiều dự án dở dang tiếp tục được triển khai và mở bán, niềm tin của khách hàng vào thị trường đang dần được hồi phục”.

Riêng ông Nguyễn Văn Đực vẫn tiếp tục trung thành với chuỗi dự báo của mình, trong năm mới 2014 ông vẫn không ngần ngại khẳng định “Bất động sản 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ”. Một lần nữa, ý kiến của nhà quản lý và doanh nghiệp tiếp tục có sự trái chiều. Thực tế diễn ra đã chứng minh ai đúng sai.

Tuy nhiên, mọi dự đoán đều chỉ mang tính chất tham khảo. Thị trường bất động sản Việt Nam vốn còn non trẻ, vì thế có nhiều tiềm năng để phát triển. Mong rằng với sự hỗ trợ sát sao từ chính sách quản lý của Nhà nước và sự cố gắng của doanh nghiệp thị trường bất động sản năm 2014 sẽ lạc quan hơn và chấm dứt chuỗi tuột dốc kéo dài nhiều năm qua.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đừng để xảy ra việc gì mang tai tiếng cho DNNN

Nhắc nhở tại Hội nghị tổng kết năm 2013 của Tập đoàn dầu khí VN (PVN) sáng 15.1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, năm 2014 PVN phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu với trọng tâm cổ phần hóa. Tái cơ cấu nhân lực lao động, nâng cao năng lực quản trị, sản xuất, xây dựng lại đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm, đạo đức.


Tìm kiếm, thăm dò gia tăng trữ lượng và khai thác là nhiệm vụ chính của PVN - Ảnh: Thanh Hải

“Đừng để xảy ra việc gì mang tai tiếng cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN), không chỉ là uy tín của PVN mà còn là uy tín của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Các đồng chí đã thấy có bao nhiêu vụ việc xảy ra, tuy là con sâu làm rầu nồi canh”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, PVN phải tái cơ cấu hiệu quả hơn, nghiên cứu chức năng nào quản lý nhà nước chuyển giao cho Bộ Công thương, chức năng nào là công ích, kinh doanh. Nếu tách rõ các chức năng thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có thể ở mức cao hơn 20% hiện nay. Đồng thời, xây dựng chiến lược phát triển của tập đoàn đến năm 2025 thành tập đoàn dầu khí quốc gia hoàn chỉnh có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới.

Thủ tướng cho rằng, tìm kiếm, thăm dò gia tăng trữ lượng và khai thác là nhiệm vụ chính của PVN, dù ngày càng khó khăn hơn do phải ra vùng nước sâu, vùng nhạy cảm. “Nhiệm vụ của PVN là tìm kiếm, thăm dò trong 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, vùng biển của đất nước, không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng mà còn bảo vệ chủ quyền đất nước. Việc mở rộng tìm kiếm thăm dò khai thác bên ngoài như Nga, Venezuela, phải làm chặt chẽ, hết sức tránh rủi ro vì chúng ta còn nghèo”, Thủ tướng yêu cầu. Ông cũng nhấn mạnh PVN phải đảm bảo các dự án nhiệt điện than (cụm điện khoảng 4.000 MW), thay cho 4.000 MW chậm lại của tổ máy điện nguyên tử vì khả năng tới 2020 mới bắt đầu làm điện nguyên tử.

Theo báo cáo của PVN, một số đơn vị đạt hiệu quả sinh lời vốn không cao (tỷ suất lợi nhuận sau thuế hợp nhất trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt dưới 8%). Theo đó, có 3 đơn vị lỗ là Tổng công ty xây lắp dầu khí lỗ hợp nhất 3.202 tỉ đồng, lỗ công ty mẹ 2.325 tỉ đồng, Tổng công ty công nghiệp năng lượng dầu khí lỗ hợp nhất 144,5 tỉ đồng, lỗ công ty mẹ 126 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Dung Quất lỗ hợp nhất 202,3 tỉ đồng, nếu hạch toán khấu hao các tài sản đưa vào sử dụng thì lỗ 22,3 tỉ đồng. Đáng chú ý, trong số công ty "cháu" có 21 đơn vị lỗ, trong đó PVC có 11 đơn vị lỗ, PTSC có 3 đơn vị lỗ... 40 đơn vị thành viên có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân thấp dưới 6% như thủy điện Hủa Na, thủy điện Đăk Rinh, bảo hiểm PVI Sunlife… PVN cũng cho biết, tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản cho vay với Vinashin và Vinalines rất thấp, tổng số nợ quá hạn là 2.743 tỉ đồng, mới trích lập dự phòng được 63 tỉ đồng.

Xem thêm: Nhà ở xã hội - Cả nước đang triển khai 124 dự án
Bài đăng khác:
Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục
Việt Kiều có được đứng tên trong sổ đỏ ?
Cho Thuê Căn Hộ Estella 3 phòng ngủ

Một vụ án, ACB mất cả dàn lãnh đạo cao cấp

Cả một dàn lãnh đạo với những người từng trải với nhiều thành tích được vinh danh đã lần lượt bị bắt. ACB đã mất gần như trọn bộ lãnh đạo cấp cấp nhất: Chủ tịch, Tổng giám đốc cho đến thành viên HĐQT và điều hành… Không những thế, nhiều đại gia có liên quan có thể bị xem xét trong thời gian tới khi mà hồ sơ vụ Bầu Kiên được trả lại để làm rõ thêm.

Gần một năm rưỡi trôi qua, mọi thứ đã dần ổn định trở lại, đã sang năm 2014 nhưng tuần thứ 3 tháng 8 năm 2012 là khoảng thời gian không thể quên khi thị trường tài chính rúng động bởi cụ án Bầu Kiên và những liên quan đến ACB. Kinh nghiệm đối phó khủng hoảng năm 2003 khi có tin đồn TGĐ ACB bỏ trốn đã giúp NH không để xảy ra tình trạng hoảng loạn, đổ xô đi rút tiền. Tuy nhiên, những thay đổi sau đó cũng như biến động trên thị trường tài chính là điều ít người hình dung được hết.

Sụp cả một dàn lãnh đạo

Chiều 20/8/2012, Cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) về tội “kinh doanh trái phép” theo điều 159 - Bộ Luật hình sự và theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10) ngày 20/8/2012.

Quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB đánh dấu sự thay đổi đầu tiên trong ban lãnh đạo của NH này cũng như bắt đầu chuỗi những biến động trên thị trường tài chính NH.

Ông Nguyễn Đức Kiên dù không nắm một chức vụ cụ thể nào tại ACB nhưng được xem là một đại gia, nắm giữ cổ phần ở nhiều ngân hàng, đầu tư vào nhiều công ty và có một quyền uy rất lớn tại ACB và lĩnh vực mà ông hoạt động. Những gì diễn ra sau đó đã vượt qua sự tưởng tượng của nhiều người, không còn nằm ở những vi phạm pháp luật liên quan tới 3 công ty riêng của ông Kiên mà đến toàn bộ ACB cũng như liên quan đến nhiều tổ chức khác.


Cặp đôi Lý Xuân Hải - Nguyễn Đức Kiên.

Chỉ trong vòng 3 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, TTCK bốc hơi hơn 5 tỷ USD, gần như toàn bộ các cổ phiếu liên quan tới các lĩnh vực tài chính, chứng khoán lao dốc.

Sóng gió ập đến với ACB, chỉ 3 ngày sau đó. Ông Lý Xuân Hải - nguyên TGĐ ACB cũng bị bắt tạm giam. Và chỉ khoảng hơn một tháng sau đó, ngày 27/9/2013, nguyên Chủ tịch HĐQT - Trần Xuân Giá và 3 nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố. Diễn biến này khác khá nhiều so với những lời trấn an trước đó và nó cho thấy mức độ phức tạp của vụ việc.

Điều khiến nhiều người giật mình là NH này được dẫn dắt bởi một vị chủ tịch độc lập, một cựu quan chức, có rất nhiều kinh nghiệm quản lý nhà nước, là người chủ trì dự thảo Luật DN.

Những điều tra sau đó cho thấy, ông Giá đã cùng với ông Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Phạm Trung Cang và Trịnh Kim Quang cùng ký biên bản cuộc họp Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ngày 22/3/2010 ra chủ trương dùng tiền huy động của người dân ủy thác cho nhân viên và các công ty con gửi tiền VND và USD vào các tổ chức tín dụng - một chủ trương đã khiến họ rơi vào rắc rối do một phần bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.

Bị bắt ngay sau bầu Kiên, ông Lý Xuân Hải cũng là một trường hợp sụp đổ đáng tiếc. Cựu CEO ACB từng có những quan niệm rất đẹp về kinh doanh và từng được bình chọn là lãnh đạo NH xuất sắc nhất Việt Nam trong 2 năm (2007 và 2010). Gần 20 năm làm việc tại ACB, trải qua rất nhiều các vị trí, ông Hải đã gặt hái rất nhiều thành công. Tuy nhiên, mối gắn kết duyên nợ với ông trùm tài chính nhiều tham vọng lại kết thúc bằng những sai phạm gây hậu quả lớn.

Còn nhiều khúc quanh?

Gần một năm rưỡi trôi qua, tình hình tại NH ACB đã có nhiều thay đổi. Gia đình ông Trần Mộng Hùng - một trong các sáng lập viên của ACB quay trở lại với con trai là Trần Hùng Huy lên nắm vị trí chủ tịch HĐQT.

Tuy nhiên, những “người cũ” của NH này vẫn đang chờ ngày ra tòa xét xử, chờ lĩnh án.

Thông tin vài ngày qua cho thấy, vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm đã bị TAND TP. Hà Nội hoàn trả cho cơ quan truy tố để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan cho dù trước đó cơ quan điều tra đã có quan điểm xử lý đối với các cá nhân này.

Theo đó, hành vi của ông Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB và Huỳnh Quang Tuấn (người thay thế vị trí ông Cang) có dấu hiệu đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Dàn lãnh đạo cao cấp của ACB sụp đổ vì vụ án Bầu Kiên.

Ngày 12/12/2013, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Phạm Trung Cang. Theo đó, ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả làm thất thoát số tiền 718,9 tỷ đồng. Cáo trạng cho biết, ông Cang có tham gia cuộc họp của Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB vào ngày 22/3/2010 đề ra chủ trương uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, ngày 31/12/2010, ông Cang có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT Ngân hàng ACB khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 chưa có hiệu lực thi hành và đã được ngân hàng chấp nhận.

Vụ bầu Kiên chưa biết sẽ khép lại như thế nào, án phạt cho từng cựu lãnh đạo NH ACB chưa biết sẽ ra sao… Tuy nhiên, cho tới giờ, giới đầu tư đã chứng kiến một tình huống hy hữu trong lịch sử ngân hàng khi cả dàn lãnh đạo cáo cấp của một ngân hàng dính án và bị thay thế.

Bên cạnh đó, nhiều vị trí lãnh đạo làm theo chỉ đạo của bầu Kiên có thể vẫn còn nằm trong tầm ngắm của các cơ quan chức năng. Hàng loạt các NH, tổ chức tín dụng nhận tiền gửi từ nhân viên ACB trái quy định về trần lãi suất có thể sẽ bị điều tra.

Xem thêm: Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào
Bài đăng khác:
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD
Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới

Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt hơn 3.800 tỷ USD

Ngày 15/1, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết dự trữ ngoại tệ của nước này tính đến cuối năm 2013 đã đạt mức kỷ lục 3.820 tỷ USD, tăng 509,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước


Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh. (Nguồn: THX/TTXVN)

Con số đó cho thấy dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã quay trở lại đà tăng trong năm qua, với mức tăng hàng quý lên tới 160 tỷ USD cho quý 3 và quý 4.

Số liệu về dự trữ ngoại tệ được công bố sau khi tuần trước, Trung Quốc cho biết thặng dư thương mại nước này trong năm vừa qua tăng 12,8%, đạt 259 tỷ USD, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc cũng tiếp tục tăng mà cụ thể, FDI trong giai đoạn tháng 1-11/2013 đạt 105,51 tỷ USD, tăng 5,48% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo, đà tăng của dự trữ ngoại tệ sẽ còn tiếp tục, và mức 4.000 tỷ USD sẽ bị vượt qua trong năm nay. Như vậy, từ năm 2005 đến nay, lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, phản ánh sự mất cân bằng về ngoại thương của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Giới phân tích lo ngại trước khả năng quản lý cũng như giá trị của lượng dự trữ ngoại tệ. Một phần trong số đó được sử dụng mua trái phiếu Mỹ, các khoản nợ công của các quốc gia khác cũng như đầu tư vào các tập đoàn nước ngoài thông qua quỹ đầu tư quốc gia chính của Trung Quốc là CIC.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Không có phép màu cho thị trường nhà đất tại 2 quận mới

Khác hẳn với khi tách huyện Gia Lâm thành huyện Gia Lâm và quận Long Biên, quyết định hình thành hai quận mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm dường như chưa có tác động gì tới thị trường nhà đất đang đóng băng, bất chấp huyện Từ Liêm từng là khu vực “nóng” nhất trên thị trường bất động sản Hà Nội.
Trước khi tách thành hai quận, Từ Liêm là nơi tập trung nhiều “siêu” dự án bất động sản của những đại gia nhà đất tiếng tăm. Trong đó, những dự án “khủng” phải kể đến như khu đô thị Xuân Phương Viglacera với quy mô hơn 14ha, khu đô thị mới Cổ Nhuế với diện tích 17,6ha của Tập đoàn Nam Cường, khu đô thị Thành phố giao lưu nằm trên đường Phạm Văn Đồng của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng quốc tế VIGEBA...

Hai quận mới Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêmsẽ chính thức hoạt động từ ngày 1/4/2014


Thế nhưng, thị trường nhà đất những ngày qua vẫn “bất động” mặc cho hai quận mới Bắc và Nam Từ Liêm chính thức được thành lập. Như tại khu đô thị Thành phố giao lưu, hiện tại, ngoài những căn hộ và một số blog chung cư đã được xây dựng, thì dự án này hiện vẫn chưa thấy có dấu hiệu tái khởi động để tung hàng cho năm mới 2014.
Giám đốc Công ty Dịch vụ, Môi giới bất động sản T.L Phạm Văn Minh cho biết, thực tế, trước khi có quyết định chính thức thì thông tin tách Từ Liêm thành hai quận đã “râm ran” lâu nay song cũng không tạo ra được cơn “sốt” cho thị trường nhà đất. Theo ông Hưng, mặc cho chính sách đền bù hay các hỗ trợ khác có thể thay đổi tăng lên nhưng điều đó không tác động cốt yếu đến giá thị trường căn hộ, đất nền trên địa bàn hai quận mới.

“Tâm lý người tiêu dùng thời điểm hiện nay là tìm đến những dự án có vị trí thuận lợi của các chủ đầu tư có uy tín, nói thật làm thật, việc chia tách địa giới hành chính do đó không thể là phép màu để kéo giá bất động sản tại Từ Liêm lên cao hay có nhiều thanh khoản đột biến hơn các khu vực khác” - ông Minh cho hay.

Ông Nguyễn Thế Tịnh - nhân viên Văn phòng môi giới nhà đất có trụ sở trên đường Nguyễn Thị Định cho biết, giao dịch mua căn hộ tại các dự án đang xây dựng ở Bắc và Nam Từ Liêm không có nhiều. Ông này lấy ví dụ như dự án của Vinaconex 7 tại đường Hồ Tùng Mậu, dù có lợi thế về giao thông nhưng dự án nằm ở vị trí trung tâm này vẫn không có nhiều khách hỏi. Trong khi đó, giá đất thổ cư cũng không có nhiều thanh khoản, chủ yếu người bán chỉ thăm dò để chờ đợi giá cả bật tăng trong năm 2014.

Trong khi đó, các chủ đầu tư của những dự án bất động sản tại huyện Từ Liêm (cũ) cũng không mấy lo lắng lắm đến các thủ tục “sang tên” hay thay đổi các tên gọi trong các giấy tờ pháp lý mà họ đã được cấp. Đại diện một doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án hơn 10ha ở quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ mất thời gian một chút để hoàn tất các thủ tục từ tên gọi Từ Liêm sang Nam Từ Liêm, các thủ tục này cũng đã được cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện cho từng dự án cụ thể.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì cùng với UBND huyện Từ Liêm và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức bộ máy, cán bộ, phân định địa giới và các điều kiện cần thiết khác để quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và 23 phường hoạt động từ ngày 1/4.

Trụ sở, trang thiết bị làm việc của 2 quận và 23 phường sẽ được bố trí dựa theo cơ sở vật chất hiện có. Cụ thể, trụ sở quận Nam Từ Liêm chính là trụ sở huyện Từ Liêm hiện nay, còn trụ sở của quận Bắc Từ Liêm sẽ được bố trí tạm thời tại khu tái định cư Kiều Mai, xã Phú Diễn (phường Phúc Diễn). Còn trụ sở 7 phường mới được bố trí tạm trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân cư.
Bài đăng khác:
Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh...
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục
Việt Kiều có được đứng tên trong sổ đỏ ?
Cho Thuê Căn Hộ Estella 3 phòng ngủ

Lãi suất cho vay gói 30 nghìn tỷ còn 5%

Cafealand - Ngày 02/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 21 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11.


                                                                 Ảnh minh họa.

Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 là 5%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở hiện nay đã thấp hơn 1%/năm so với mức lãi suất cho vay trong năm 2013 là 6%/năm.

Tính đến ngày 30/11/2013 các các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 1.256 khách hàng với tổng số tiền 1.562,1 tỷ đồng từ gói 30 nghìn tỷ. Trong đó đã giải ngân cho 1.236 khách hàng với tổng dư nợ 470,8 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,6% của gói 30 nghìn tỷ).
Xem thêm: Bí quyết phong thủy cho sức khỏe dồi dào
Bài đăng khác: 
Marketing bất động sản: Muốn thành công phải tránh tư duy cũ
Tái phân lô bán nền: Niềm hy vọng hay mối lo ngại ...
Gói tín dụng 30.000 tỷ: Tiền to tiêu từ từ
Thủ tướng yêu cầu làm rõ số liệu lập 2 quận mới
Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch: Mất bò mới...
Tâm lý chờ đợi khiến bất động sản khó hồi phục
Việt Kiều có được đứng tên trong sổ đỏ ?
Cho Thuê Căn Hộ Estella 3 phòng ngủ
Cho thuê căn hộ chung cư An Khang quận 2, 90m2
Cho thuê mặt bằng tại quận 2
Cần cho thuê văn phòng
Cho thuê nhà ở quận 2